Financial Times: Nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong 5 năm tới

Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào 6 năm trước, vị Giám đốc điều hành Nashtech, một trong những tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất ở Anh, ông Nick Lonsdale đã vô cùng ấn tượng bởi số lượng xe máy trên khắp đường phố Hà Nội.

“So với trước đây, số lượng ô tô ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nền kinh tế ở quốc gia này ngày càng trở nên thịnh vượng”, ông Nick Lonsdale chia sẻ với Financial Times.

Khảo sát về nền kinh tế kỹ thuật số do Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia chỉ ra rằng, trong vòng 5 năm tới, một sự thay đổi tương tự cũng sẽ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam.

Theo đó, nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng kép ở mức 8,9%/năm trong giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát. Báo cáo đánh giá, ​​mức độ thâm nhập của các thiết bị di động, lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Financial Times: Nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong 5 năm tới

Các nhà phân tích nhận định, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi lực lượng dân số trẻ của đất nước, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mike Roberts, Giám đốc cố vấn tại Omdia, đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam, bao gồm mục tiêu 100% người dân sẽ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, trong kế hoạch chuyển đổi số đến 2025, Việt Nam cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng ngân hàng.

Theo ông Roberts, với 70% dân số dưới 35 tuổi, nhân khẩu học của Việt Nam cũng được xem là một động lực giúp nền kinh tế số của quốc gia này phát triển. Trong đó, số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, tỷ lệ biết chữ của những người trong độ tuổi 15-24 đạt 99% vào năm 2019. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm di động.

“Quá trình phổ cập thiết bị di động ở Việt Nam đang và sẽ phát triển rất mạnh mẽ”, ông Roberts nói.

Tuy nhiên, vị Giám đốc cố vấn tại Omdia cũng chỉ ra những yếu tố có thể cản trở nền kinh tế số ở Việt Nam tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập người dân Việt Nam còn tương đối thấp và cơ sở hạ tầng vật chất còn kém phát triển được xem là hai yếu tố có thể cản trở tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số.

“Chẳng hạn, Việt Nam đang phát triển mạnh về khả năng kết nối, nhưng tốc độ thực tế của các dịch vụ băng thông rộng trong nước vẫn còn tương đối chậm. So với các quốc gia Đông Nam Á, số lượng cáp quang biển ở Việt Nam còn hạn chế”, ông Roberts cho hay.

Mặc dù vậy, theo Omdia, Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng nhất của Đông Nam Á về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là trong ngành sản xuất. Omdia cho biết, điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu 5G khi các doanh nghiệp bắt đầu dựa vào các kết nối băng thông rộng, tốc độ cao của 5G để cải thiện hoạt động của các dịch vụ công nghệ thông tin trên đám mây và tự động hóa trong các nhà máy.

Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào 6 năm trước, vị Giám đốc điều hành Nashtech, một trong những tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất ở Anh, ông Nick Lonsdale đã vô cùng ấn tượng bởi số lượng xe máy trên khắp đường phố Hà Nội.

“So với trước đây, số lượng ô tô ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nền kinh tế ở quốc gia này ngày càng trở nên thịnh vượng”, ông Nick Lonsdale chia sẻ với Financial Times.

Khảo sát về nền kinh tế kỹ thuật số do Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia chỉ ra rằng, trong vòng 5 năm tới, một sự thay đổi tương tự cũng sẽ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam.

Theo đó, nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng kép ở mức 8,9%/năm trong giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát. Báo cáo đánh giá, ​​mức độ thâm nhập của các thiết bị di động, lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Các nhà phân tích nhận định, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi lực lượng dân số trẻ của đất nước, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mike Roberts, Giám đốc cố vấn tại Omdia, đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam, bao gồm mục tiêu 100% người dân sẽ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, trong kế hoạch chuyển đổi số đến 2025, Việt Nam cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng ngân hàng.

Theo ông Roberts, với 70% dân số dưới 35 tuổi, nhân khẩu học của Việt Nam cũng được xem là một động lực giúp nền kinh tế số của quốc gia này phát triển. Trong đó, số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, tỷ lệ biết chữ của những người trong độ tuổi 15-24 đạt 99% vào năm 2019. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm di động.

“Quá trình phổ cập thiết bị di động ở Việt Nam đang và sẽ phát triển rất mạnh mẽ”, ông Roberts nói.

Tuy nhiên, vị Giám đốc cố vấn tại Omdia cũng chỉ ra những yếu tố có thể cản trở nền kinh tế số ở Việt Nam tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập người dân Việt Nam còn tương đối thấp và cơ sở hạ tầng vật chất còn kém phát triển được xem là hai yếu tố có thể cản trở tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số.

“Chẳng hạn, Việt Nam đang phát triển mạnh về khả năng kết nối, nhưng tốc độ thực tế của các dịch vụ băng thông rộng trong nước vẫn còn tương đối chậm. So với các quốc gia Đông Nam Á, số lượng cáp quang biển ở Việt Nam còn hạn chế”, ông Roberts cho hay.

Mặc dù vậy, theo Omdia, Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng nhất của Đông Nam Á về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là trong ngành sản xuất. Omdia cho biết, điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu 5G khi các doanh nghiệp bắt đầu dựa vào các kết nối băng thông rộng, tốc độ cao của 5G để cải thiện hoạt động của các dịch vụ công nghệ thông tin trên đám mây và tự động hóa trong các nhà máy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *