Cuộc đua ví điện tử và ứng dụng Blockchain trong thời đại công nghệ số

Blockchain là nền tảng công nghệ mà ở đó thông tin được lưu trữ trong các khối (Block), các Block được liên kết với nhau bằng “mã hóa” tạo thành một chuỗi (Chain). Mỗi khối trong hệ thống Blockchain với khối trước đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Ứng dụng Blockchain trong thời đại công nghệ số. (Ảnh minh hoạ)

Bản chất mô hình hoạt động của Blockchain là cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên hệ thống máy tính phi tập trung, lưu trữ mọi thông tin về các giao dịch và đảm bảo những thông tin đó gần như không thể bị thay đổi. Mọi dữ liệu được lưu trên sổ cái cần phải được xác nhận bởi hàng loạt máy tính trong mạng lưới chung. 

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về tương lai của công nghệ Blockchain, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà Blockchain đã và đang mang đến cho nhiều lĩnh vực đời sống, kinh doanh. Một trong số đó là ứng dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong việc sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại nói chung và phát triển sản phẩm ví điện tử nói riêng. 

Ví điện tử hiện nay đang dần trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Theo báo cáo của Visa – Công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, do tác động của đại dịch COVID-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.

Cuộc đua ví điện tử. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Sự sôi động và hấp dẫn của ví điện tử tại Việt Nam đã thu hút các ngân hàng thương mại cũng như các công ty, tập đoàn công nghệ lớn từng bước thâm nhập vào thị trường. Đến nay, một số ngân hàng đã phát triển hệ thống thanh toán điện tử bằng việc ứng dụng blockchain một cách hiệu quả như: Ví điện tử Bank Plus ra đời là sự kết nối giữa Viettel và MBBank bảo trợ; VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví Việt,…

Không những thế, thị trường năng động và sôi nổi của ví điện tử tại Việt Nam cũng tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp nước ngoài chọn cách bắt tay với các doanh nghiệp nội trong cuộc đua giành thị phần ví điện tử phải kể đến Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã hợp tác với CTCP M_Services bỏ vốn vào Momo. VNPT Epay có 65% vốn sở hữu thuộc quỹ đầu tư của Hàn Quốc; 90% vốn của CTCP 1Pay thuộc về Tập đoàn TrueMoney đến từ Thái Lan,… 

Trước làn sóng bùng nổ của công nghệ toàn cầu cùng sự nhạy bén nắm bắt xu hướng mới, ngày càng nhiều các ngân hàng và doanh nghiệp trên khắp thế giới nghiên cứu sử dụng blockchain trong thanh toán như một giải pháp khả thi. Đơn cử như: Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) thậm chí đã nộp bằng sáng chế để giải quyết các giao dịch dựa trên công nghệ blockchain. Hay nhiều sàn giao dịch chứng khoán tại các quốc gia, như: Sàn Giao dịch Chứng khoán Nasdaq (Hoa Kỳ), Sàn Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX),.. cũng đã và đang tiến hành nghiên cứu cũng như thử nghiệm chuyên sâu về việc áp công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc ứng dụng công nghệ Blockchain tuy còn gặp những hạn chế về mặt pháp lý nhưng nhiều tổ chức tài chính lớn như ngân hàng hay công ty tài chính đang không ngừng tìm cách giải quyết và phát triển công nghệ này trong các giao dịch thanh toán. Điển hình trong đó là ngân hàng BIDV – một trong số những ngân hàng tiên phong ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ thông minh này trong giao dịch phát hành thư tín dụng tới một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống. Một số doanh nghiệp khác cũng đã ứng dụng thành công Blockchain trong kinh doanh, như Masan Group; Bảo Việt; AIA;… và sắp tới là N&K Capital.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *